zenithgroup.vn

VietinBank cam kết cấp tín dụng 12.000 tỷ đồng cho các dự án năng lượng tái tạo

Nhằm góp phần thúc đẩy các dự án năng lượng sạch và tái tạo theo mục tiêu Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cam kết cấp tín dụng cho các dự án này với tổng số vốn 12.000 tỷ đồng.

Giá của điện gió và điện mặt trời chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư.

Cùng với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Chính phủ cũng phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu: Đạt tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm nguồn thủy điện lớn, vừa và thủy điện tích năng) khoảng 7% vào năm 2020 và trên 10% vào năm 2030. 

Cụ thể, đối với điện gió hiện đang ở mức 180MW thì mục tiêu đến năm 2020 đạt tổng công suất lắp đặt khoảng 800MW; đến năm 2025 là 2.000MW và đến năm 2030 là 6.000MW. Đối với năng lượng mặt trời, đến năm 2020 công suất lắp đặt kỳ vọng đạt khoảng 850MW; đến năm 2025 là 4000MW và đến năm 2030 là 12.000MW. 

Để góp phần thực hiện các mục tiêu này trong thời gian qua VietinBank đã tích cực cung cấp nguồn vốn cho các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là các dự án điện mặt trời được ưu đãi theo Quyết định 11/2017/QĐ – TTg. Theo đó, VietinBank tài trợ vốn cho các dự án như: Dự án của Tập đoàn Thành Công (100MW), Tập đoàn Hà Đô (50MW), Tổng Công ty Tư vấn điện 2 (50 MW ), dự án điện mặt trời Phước Hữu (50MW ), dự án FuJiwara Bình Định (50MW ), dự án Ninh Phước 6.1, 6.2 (100MW ) và dự án điện mặt trời Long Sơn (200MW )… với tổng số vốn cam kết cấp tín dụng cho các dự án này là 12.000 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, theo VietinBank, năng lượng tái tạo mới chỉ được phát triển ở Việt Nam, các dự án về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời còn chưa nhiều và tốc độ phát triển còn chậm. Quá trình cung cấp  nguồn vốn đối với lĩnh vực mới mẻ này vẫn còn không ít khó khăn. Giá điện gió là 7,8cent/kWh chưa hấp dẫn các nhà đầu tư và việc tính toán các phương án tài chính chưa mang lại hiệu quả cao. 

Đối với điện mặt trời, theo cơ chế mới ban hành tháng 4/2017 thì có mức giá là 9,35 cent/kWh và các dự án phải thực hiện vận hành thương mại trước thời điểm 30/6/2019. Đồng thời Chính phủ chưa đưa ra được cơ chế giá sau thời điểm 30/6/2019 nên các ngân hàng thương mại không thể đánh giá doanh thu của các dự án vận hành thương mại sau thời điểm nêu trên. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc tài trợ vốn đối với các dự án này.

Theo: VGP News

Tin tức khác

Ngày 14 tháng 08 năm 2018
Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa quyết định chấp thuận cho 3 nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hiệp Thạnh trên địa bàn tỉnh với tổng ...
Ngày 06 tháng 08 năm 2018
7 tháng đầu năm 2018, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khởi công được 65 dự án về lưới điện, đóng điện đưa vào vận hành 96 dự án, trong đó 20 ...
Ngày 30 tháng 07 năm 2018
Các nhà đầu tư dự kiến trong 3 năm nữa sẽ phát điện tổ máy đầu tiên với công suất 1.000 MW với giá bán điện dự kiến chỉ 7 cent/kWh...
Ngày 20 tháng 07 năm 2018
Hàng tỉ USD đang đổ vào các dự án điện mặt trời Việt Nam, nhất là từ khi Chính phủ có quyết định ưu đãi về giá mua điện mặt trời.
Ngày 13 tháng 07 năm 2018
Dự án Nhà máy Điện mặt trời VNECO- Vĩnh Long sẽ làm nguồn phát và liên kết với hệ thống điện quốc gia, cung cấp điện cho tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 10 tháng 07 năm 2018
- Để đánh giá độ tin cậy hệ thống điện ta có thể dựa trên các chỉ số thể hiện chất lượng việc cung cấp điện để thống kê theo dõi đánh giá độ ổn ...

NHÀ CUNG CẤP

Thiên Đỉnh là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cho các nhà sản xuất dây và cáp điện lớn như NKT-Đức, Olympic-Malaysia, Jembo-Indonesia, Tập đoàn Prysmian. Ngoài ra chúng tôi còn là nhà phân phối phụ kiện cáp ngầm CEET-Pháp, Tập đoàn Prysmian, Raychem-Đức, NKT-Đức Thiết bị báo sự cố cho đường dây và tủ RMU hãng EMG-Đức; Máy biến thế khô Samil-Korea, Thiết bị đóng cắt hạ thế Gacia-China...