zenithgroup.vn

Sức hút nhà đầu tư ngoại vào năng lượng Việt

Nhiều dư địa phát triển và các chính sách ưu đãi được cho là sức hút của thị trường năng lượng Việt Nam trong mắt nhà đầu tư ngoại.

 

75 doanh nghiệp thành viên của EIC đã tới khảo sát thị trường năng lượng Việt Nam. (Các doanh nghiệp trao đổi tìm cơ hội hợp tác tại EIC Connect Energy Vietnam 2018. Ảnh: Thanh Nhân)

Mới đây, Hội đồng Công nghiệp Năng lượng Anh (EIC) đã lần đầu tiên tới Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.

Việt Nam- nơi khởi đầu hoàn hảo

Theo đó, 75 doanh nghiệp thành viên của EIC đã tới khảo sát thị trường năng lượng của Việt Nam hướng đến việc xây dựng chuỗi giá trị trong ngành năng lượng Việt Nam.

Ông Stuart Broadley, CEO của (EIC) nhận định: “Việt Nam là nơi hoàn hảo để khởi đầu cho những nhà đầu tư muốn thiết lập kinh doanh ở khu vực màu mỡ này”.

Việc nhà đầu tư Anh chọn Việt Nam là điểm đến để tìm hiểu đầu tư và là nơi khởi xướng cho chuỗi cung ứng ngành năng lượng chính là một tín hiệu đáng mừng và mở ra kỳ vọng Việt Nam sẽ sớm làm chủ được an ninh năng lượng.

Theo ông Stuart Broadley, sở dĩ nhà đầu tư Anh lựa chọn thời điểm này để “đặt chân” vào thị trường năng lượng Việt Nam là do thị trường này của Việt Nam đã sớm ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính luỹ kế đến tháng 4/2018, Anh đang là nhà đầu tư lớn thứ 15 trên tổng số 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào Việt Nam với 334 dự án, tổng vốn đăng ký đạt hơn 3,5 tỷ USD.

Thời điểm chín muồi

Theo các doanh nghiệp là thành viên của EIC, sức hấp dẫn của thị trường năng lượng Việt Nam trước tiên phải kể đến Quyết định 428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011– 2020 có xét đến năm 2030 hay còn gọi là Quy hoạch điện VII.

Một trong những điểm đáng chú ý của Quy hoạch này đó là xác định mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,..., cho sản xuất điện. Đẩy mạnh tăng tỷ trọng của điện năng từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010, lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và đạt 6% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, việc các nhà đầu tư đến từ EU quyết định “chen chân” vào thị trường năng lượng Việt Nam cũng đúng vào thời điểm Việt Nam đang triển khai Dự án luật sửa đổi 13 luật liên quan đến quy hoạch, trong đó có Luật điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điều này góp phần đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh và đảm bảo nguồn kinh phí cho việc lập quy hoạch cho thời kỳ 2021 – 2030.

Ngoài ra, theo dự báo của Bộ Công thương, đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng sẽ tăng từ 54 triệu TOE năm 2015 lên khoảng 90 triệu TOE năm 2025 và 134,5 triệu TOE vào 2035. Nhu cầu năng lượng tăng mạnh sẽ gây sức ép lên hạ tầng cơ sở ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn hơn, nhưng cũng sẽ đối mặt thách thức về các tác động môi trường.

Chính vì vậy, những khoản đầu tư đáng kể từ nhà đầu tư Anh vào Việt Nam chính là một trong những giải pháp để cải thiện năng lượng nội địa, đáp ứng nhu cầu an ninh năng lượng quốc gia.

Theo: Diễn đàn DN

Tin tức khác

Ngày 01 tháng 06 năm 2018
Chiều 31/5, lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án điện mặt trời với tổng số vốn đầu tư hơn ...
Ngày 01 tháng 06 năm 2018
Ông Nguyễn Tuấn Tùng- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) chính thức được chỉ định giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy và ...
Ngày 31 tháng 05 năm 2018
Việt Nam đã nổi lên trong khu vực Đông Nam Á như là nhà sản xuất năng lượng, dầu và khí tự nhiên quan trọng.
Ngày 31 tháng 05 năm 2018
Có khoảng 150 dự án điện mặt trời, với tổng công suất không dưới 16.000 MWp đã được các tỉnh và nhà đầu tư đề xuất tới Bộ Công thương bổ sung ...
Ngày 31 tháng 05 năm 2018
Năm 2018, để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, an toàn, ổn định phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn 13 ...
Ngày 30 tháng 05 năm 2018
Các thủ tục đầu tư, triển khai mua sắm vật tư, thiết bị và giao nhiệm vụ thi công dự án cấp điện Nhà ga quốc tế Cam Ranh đã hoàn tất, các đơn vị ...

NHÀ CUNG CẤP

Thiên Đỉnh là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cho các nhà sản xuất dây và cáp điện lớn như NKT-Đức, Olympic-Malaysia, Jembo-Indonesia, Tập đoàn Prysmian. Ngoài ra chúng tôi còn là nhà phân phối phụ kiện cáp ngầm CEET-Pháp, Tập đoàn Prysmian, Raychem-Đức, NKT-Đức Thiết bị báo sự cố cho đường dây và tủ RMU hãng EMG-Đức; Máy biến thế khô Samil-Korea, Thiết bị đóng cắt hạ thế Gacia-China...