zenithgroup.vn

Phát triển điện tái tạo Bình Thuận: Vướng ở khâu truyền tải

Mới đây, tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, ông Phạm Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, cho biết: UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 30 dự án điện mặt trời và 14 dự án điện gió, với tổng công suất 2.737,5MW.

 

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hệ thống truyền tải trên địa bàn tỉnh mới chỉ giải phóng được 777,35MW, chưa đáp ứng được nhu cầu giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những vướng mắc lớn nhất đối với các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh trong thời điểm hiện nay.
 
Ông Phạm Văn Hậu cho biết, về các dự án điện mặt trời, trên cơ sở các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch 29 dự án, với tổng quy mô công suất 1.938,8MW, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 30 dự án, với tổng công suất 1.788,79MW, trong đó Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc chia làm 2 giai đoạn và cấp 2 quyết định đầu tư.
 
Các dự án đã cấp quyết định đầu tư có 19 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện PPA với tổng công 1.002,9MW; 18 dự án đã khởi công và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2018; đầu năm 2019 có 3 dự án với công suất 75,8MW là Nhà máy điện mặt trời hồ Bầu Ngứ giai đoạn 1 (15MW), Nhà máy điện mặt trời Bim (24MW) và Nhà máy điện mặt trời BP Solar 1 (36,8MW).
 
Đến tháng 6/2019, dự kiến Ninh Thuận sẽ đưa vào vận hành 13 dự án, công suất 922MW và tiếp tục khởi công đối với các dự án đã cấp quyết định đầu tư còn lại.
 
Bên cạnh đó, hiện có 7 dự án, Bộ Công Thương đã tổ chức thẩm định và đang chờ phê duyệt, với tổng công suất 416MW; 13 dự án Bộ Công Thương chưa tổ chức thẩm định, tổng quy mô công suất 604MW.
 
Về dự án điện gió, UBND tỉnh Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 14 dự án, với tổng công suất 798,75MW, trong đó có 3 dự án đi vào hoạt động là điện gió Đầm Nại, điện gió Trung Nam và điện gió Mũi Dinh.
 
Dự kiến, năm 2019, có 8 trụ gió còn lại của Công ty Trung Nam sẽ đi vào hoạt động trước tháng 6/2019, công suất 18,8MW.
 
Các dự án dự kiến tiếp tục được khởi công năm 2019, tổng công suất 252,9MW/89 trụ, bao gồm: Nhà máy Điện gió Phước Hữu - Duyên Hải 1, khởi công trong quý I/2019; Nhà máy Điện gió Lợi Hải 2, dự kiến khởi công trong quý I/2019; Nhà máy điện gió Win Energy Chiến Thắng, dự kiến khởi công quý I/2019; Nhà máy điện gió Phước Minh, dự kiến khởi công trong quý I/2019; Nhà máy điện gió Hanbaram, khởi công trong quý III/2019.
 
Theo ông Phạm Văn Hậu, qua rà soát và tính toán, khả năng mang tải lưới điện truyền tải hiện hữu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có quy mô công suất khoảng 1.270MW. Tuy nhiên, chỉ tính lưới điện nội tại của tỉnh Ninh Thuận, lưới điện các tỉnh liên kết với nhau nên tùy từng chế độ có thể công suất giải phóng được sẽ ít hơn do nguồn phát lưới 110kV tại các tỉnh lân cận Khánh Hòa, Bình Thuận. Do vậy, khả năng tỏa công suất ước tính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khoảng 777,35MW.
 
UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 30 dự án điện mặt trời và 14 dự án điện gió, với tổng công suất 2.737,5MW. "Tuy nhiên, hệ thống truyền tải trên địa bàn tỉnh mới chỉ giải phóng được 777,35MW, chưa đáp ứng được nhu cầu giải tỏa công suất các dự án điện năng lượng đang triển khai đầu tư trên địa bàn tỉnh" - Ông Hậu khẳng định.
 
Theo ông Hậu, đây là một trong những vướng mắc lớn nhất đối với các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh trong thời điểm hiện nay mà nhiều doanh nghiệp cũng như lãnh đạo tỉnh đang tìm kiếm hướng giải quyết cụ thể.
Theo: Năng lượng Việt Nam

 

Tin tức khác

Ngày 27 tháng 11 năm 2018
Ngày 17/11, tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên), Tập đoàn Trường Thành Việt Nam và Công ty TNHH BGrimm Power của Vương quốc Thái Lan tổ ...
Ngày 27 tháng 11 năm 2018
Ngày 15/11, Công ty cổ phần Hà Đô Bình Thuận - Tập đoàn Hà Đô và Vietcombank - chi nhánh Đông Anh ký kết hợp đồng cấp tín dụng dự án Nhà máy ...
Ngày 27 tháng 11 năm 2018
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các dự án năng lượng đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư (PPP) chủ yếu là các dự án BOT nhiệt điện.
Ngày 08 tháng 11 năm 2018
UBND tỉnh Bình Thuận tổ chức cho các nhà đầu tư quốc tế khảo sát, nghiên cứu trước khi có quyết định triển khai dự án điện gió xây dựng trên ...
Ngày 29 tháng 10 năm 2018
Chiều ngày 5/10, Tập đoàn Thành Thành Công và Công ty CP điện Gia Lai (đơn vị thành viên của Tập đoàn TTC) tổ chức lễ khánh thành Nhà máy Điện ...
Ngày 22 tháng 10 năm 2018
HAWEE IDC vừa phối hợp với Công ty CP Điện TTC Đức Huệ Long An tổ chức Lễ động thổ Nhà máy điện mặt trời TTC Đức Huệ 1.

NHÀ CUNG CẤP

Thiên Đỉnh là nhà phân phối chính thức tại Việt Nam cho các nhà sản xuất dây và cáp điện lớn như NKT-Đức, Olympic-Malaysia, Jembo-Indonesia, Tập đoàn Prysmian. Ngoài ra chúng tôi còn là nhà phân phối phụ kiện cáp ngầm CEET-Pháp, Tập đoàn Prysmian, Raychem-Đức, NKT-Đức Thiết bị báo sự cố cho đường dây và tủ RMU hãng EMG-Đức; Máy biến thế khô Samil-Korea, Thiết bị đóng cắt hạ thế Gacia-China...